DynamicBusinessPlan.com
Fritz Sybergs Vej 9
DK 8270 Hojbjerg
Scandinavia
info@dynamicbusinessplan.com
UK
ES
PT
VI
CH
FR

Kế hoạch tiếp thị

Một kế hoạch tiếp thị là công cụ giúp cho công ty bạn thu được càng nhiều giá trị càng tốt, xứng đáng với đồng tiền bạn bỏ ra.

Nhiều doanh nghiệp chọn cách tiếp cận thị trường một cách ngẫu nhiên. Thật không may, việc này thường dẫn đến lãng phí tiền của. Một kế hoạch tiếp thị sẽ giúp bạn thiết kế kế hoạch hành động.

Trước khi bạn bắt đầu

Nếu như bạn đang tiếp cận một nhóm mục tiêu mới, sẽ là điều khôn ngoan nếu như bạn kiểm tra lại xem liệu có phải bạn đã chọn đúng nhóm lý tưởng hay không

  • Dự đoán quy mô của nhóm mục tiêu – bạn có thể bán được với số lượng bao nhiêu và lớn cỡ nào?
  • Liệu nhóm mục tiêu này có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ của bạn không?
  • Liệu bạn có thể đáp ứng được các yêu cầu của nhóm này không (về dịch vụ, chất lượng, mức giá, v.v…)
  • Đánh giá mức độ cạnh tranh – thị trường có mang đặc điểm bởi tính cạnh tranh khắc nghiệt không?
  • Triển vọng của nhóm mục tiêu này là gì?

Nếu như bạn có thể dự đoán được mối tương quan hợp lý giữa chi phí tiếp thị và khả năng thu lợi tiềm tàng (khả năng thương mại), bạn có thể tiếp tục với kế hoạch đã đề ra của mình.

Tài liệu tiếp thị

Điều quan trọng là bạn phải có sẵn các tài liệu cần thiết trước khi bắt đầu công việc tiếp thị. Không thể bắt đầu được khi bạn chưa làm xong danh thiếp, giấy tiêu đề công ty, tập sách giới thiệu công ty, trang web công ty, v..v.

Sẽ có một số hoạt động nhất định phù hợp với sản phẩm/dịch vụ cũng như nhóm mục tiêu của bạn hơn, so với những hoạt động khác. Luôn luôn nhớ phải liên hệ giữa chi phí và khả năng thu lợi. Đừng bỏ ra một khoản chi phí đắt đỏ để quảng cáo trên tivi chỉ nhằm bán được loại bút chì rẻ tiền, loại thường chỉ được bán ở 50 cửa hàng.

Vạch ra một kế hoạch tiếp thị

Việc đưa ra được một giản đồ tổng quan sẽ giúp bạn có khả năng kiểm soát tốt nhất các hoạt động - hãy xem cụ thể dưới đây:

  • Tìm các hoạt động tiếp thị phù hợp nhất với tình trạng hiện tại của bạn
  • Lên lịch cụ thể cho kế hoạch tiếp thị của bạn, chẳng hạn 12 tuần
  • Dành ra một cột để điền số tiền và dự toán ngân sách tổng quan mà nó sẽ là ngân sách của công ty
  • Liệt kê tất cả các hoạt động theo thứ tự ưu tiên
  • Đánh dấu tuần thực hiện của từng hoạt động
  • Dành thời gian cho việc theo dõi và cho các cuộc hẹn
  • Liên tục đánh giá các kết quả từ nỗ lực của bạn
  • Lưu ý đến các khoảng thời gian chết, chẳng hạn những ngày nghỉ hè và các ngày nghỉ khác
HOẠT ĐỘNG/TUẦN 1 2 3 4 5 Số tiền
Quảng cáo x - - x - xxx
Theo dõi qua điện thọai - x - - x xxx
Các cuộc hẹn chào hàng - - x x - xxx
Chuẩn bị thư bán hàng x - - - - xxx
Gởi các thư bán hàng - x - - x xxx
Theo dõi qua điện thọai - x - - x xxx
Các cuộc hẹn chào hàng - - x x - xxx
Đánh giá ảnh hưởn - - - - x xxx

Lưu ý:

Họach định chương trình tiếp thị và các hoạt động không phải là việc chỉ thực hiện một lần. Kế hoạch tiếp thị của bạn phải được cập nhật và điều chỉnh thường xuyên.

Cùng cần phải đánh giá thường xuyên hiệu quả của các hoạt động của bạn. Có phản hồi gì về quảng cáo của bạn không? Số lượng các yêu cầu có tương xứng với nỗ lực tiếp thị của bạn không?

Liên quan đến việc hoạch định, bạn cũng cần phải xem xét xem những hoạt động nào bạn có thể tự thực hiện và những hoạt động nào bạn cần phải có sự hỗ trợ chuyên nghiệp. Tương tự, điều quan trọng là không nên có quá nhiều hoạt động nếu như bạn không thể theo dõi hết.

Bắt đầu Bán Sản phẩm
Các khách hàng là công ty
Kế hoạch tiếp thị
Tác động đến việc bán hàng
Trang web
Những lá thư bán hàng
Lựa chọn hệ thống phân phối
Các khách hàng
Quảng cáo - Các bảng chỉ dẫn
Miêu tả thị trường
Các tài liệu giới thiệu
Yếu tố mang tính cạnh tranh
Phương pháp nghiên cứu
Các đối thủ cạnh tranh
Thý và biểu týợng công ty - Danh thiếp
Chiêu đãi khai trương
Mạng lưới gia đình - Mạng lưới
Tổ chức Công ty
Dòng sản phẩm/dịch vụ cụ thể
Lập kế hoạch tài chính
Bán hàng và chiến lược marketing
Người giúp đỡ
Đào tạo Kiến thức Kinh doanh